Chất làm dày E412 – Guar Gum
04.11.2021
Thuộc nhóm: Chất làm dày
E412
Chất làm dày E412 (Guar Gum) được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực do khả năng làm đặc, tạo gel, tạo độ nhớt. Tùy vào mục đích sử dụng, lượng phụ gia thực phẩm guar gum có thể được điều chỉnh để tạo ra hiệu ứng cần thiết. Cụ thể, guar gum có thể ứng dụng trong thực phẩm đông lạnh, sản xuất bánh kẹo, các sản phẩm sữa, đồ uống, sản phẩm thịt, sản phẩm mì hoặc các sản phẩm nước sốt.
1. Thông tin sản phẩm
1.1. Sản xuất Guar Gum
– Guar gum, hay gôm guar, xuất xứ là nội nhũ được nghiền của các hạt từ cây Cyamopsis tetragonolobus (L) Taub. (Fam. Leguminosae). Đây là một loài cây tự nhiên, thường được trồng ở các vùng đất khô cằn của Ấn Độ như một loại cây thức ăn cho động vật.
– Gôm được làm sạch bằng cách rửa với ethanol hoặc isopropanol hoặc hoà trong nước sôi, sau đó lọc, cô và sấy khô.
Hạt guar bean được dùng để sản xuất guar gum
1.2. Thông số hóa học
– Tên hóa học: Cyamopsis tetragonolobus (L) Taub
– Tên thương mại: Guar gum, Gôm cyamopsis, guar flour
– Mô tả: Dạng bột rời màu trắng đến màu trắng vàng, gần như không có mùi
– Chỉ số quốc tế: E412
Guar Gum là một polysaccharide có trọng lượng phân tử cao (khoảng 50.000 – 8.000.000) gồm có các galactomannan; tỷ lệ mannose: galactose là 2:1(1) Các galactomannan bao gồm một mạch thằng của liên kết (1→4)?-D-mannopyranosyl với mạch nhánh liên kết (1→6) ?-D-galactopyranosyl.
– Cấu tạo phân tử
– Khối lượng phân tử: Khoảng 50.000 đến 8.000.000
– Lĩnh vực: Phụ gia thực phẩm: Chất làm dày
– Độ tan: Không tan trong ethanol
2. Ứng dụng
2.1. Một số nhóm thực phẩm thường dùng
– Thực phẩm đông lạnh: Chất làm dày E412 thường được sử dụng trong các loại kem, soft serves, bánh ngọt đông lạnh
– Sản xuất bánh kẹo: sử dụng trong bánh mì, bánh kem, bánh ngọt, bánh quy, sô cô la, các loại thạch, bánh sữa trứng
– Các sản phẩm sữa: sử dụng trong pho mát, sữa chua, món tráng miệng, kem mút
– Đồ uống: sử dụng trong đồ uống ca cao, các loại nước ép trái cây, đồ uống có cồn
– Sản phẩm thịt: sử dụng như chất kết dính trong xúc xích
– Sản phẩm mì: cải thiện kết cấu – hình dáng
– Dược phẩm: Guar gum còn được sử dụng làm thuốc nhuận tràng, vitamin và xi-rô. Ngoài ra nó được dùng trong sản phẩm thuốc lá, thức ăn chăn nuôi, đồ mỹ phẩm và công nghệ làm giấy.
– Trên thực tế, guar gum còn được sử dụng chung với một số chất khác như xanthan gum để điều tiết độ dẻo và dòng chảy nước sốt salad(2)
Chất làm dày E412 được sử dụng trong các loại kem
2.2. Tỷ lệ sử dụng:
– Đối tượng sử dụng và hàm lượng theo quy định tại Thông tư 24/2019/TT-BYT quy định về quản lý và sử dụng phụ gia thực phẩm:
– Một số nhóm thực phẩm được cho phép sử dụng bao gồm: Sữa lên men (nguyên chất), không xử lý nhiệt sau lên men; Sữa lên men (nguyên chất), xử lý nhiệt sau lên men; Sữa đông tụ bằng renin (nguyên chất); Mì ống, mì sợi tươi và các sản phẩm tương tự; Thịt, thịt gia cầm và thịt thú tươi dạng xay nhỏ; Sản phẩm thủy sản sốt cream và xay nhỏ đông lạnh, kể cả nhuyễn thể, giáp xác, da gai; Đường và siro khác (VD: xyloza, siro từ cây thích, đường dùng phủ bánh);… liều lượng cho phép sử dụng theo GMP (thực hành sản xuất tốt)(3)
3. Quy cách đóng gói
Khối lượng: 25kg/bao
Bao bì sản phẩm phụ gia thực phẩm guar gum
4. Thời hạn sử dụng và bảo quản
Thời hạn sử dụng: 24 tháng (02 năm) kể từ ngày sản xuất
Cách bảo quản: tại nơi khô, mát, tránh ẩm. Tránh lưu trữ, bảo quản với các vật liệu độc hại và sản phẩm hóa chất.
Qua bài tổng hợp trên đây, trang web cá cược bóng đá blckvc
mong rằng chúng tôi đã cung cấp đủ thông tin cần thiết về chất làm dày E412 cho quý doanh nghiệp. Liên hệ ngay với trang web cá cược bóng đá blckvc
theo số hotline 0243. 715. 3333 (HN) – 0283.849.3321 (HCM) để được tư vấn đặt mua Guar Gum đạt chuẩn chất lượng Việt Nam và quốc tế.
Nguồn tham khảo:
(1)Trang 46-51, QCVN 4-21:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phụ gia thực phẩm – Nhóm chất làm dày, Bộ Y tế, ngày 13/01/2011, link
(2)Trang 136, Giáo trình Phụ gia thực phẩm, Khoa Công nghệ thực phẩm Trường Đại học Công nghệ Sài Gòn, Th.S Trương Thị Mỹ Linh, link
(3)Trang 161-163, Thông tư 24/2019/TT-BYT quy định về quản lý và sử dụng phụ gia thực phẩm, Bộ Y tế, ngày 30/08/2019, link